Theo nghề bếp có mấy ai là không muốn trở thành bếp trưởng. Từ những vị trí nhỏ nhất bạn có thể trở thành bếp trưởng hay không? Câu trả lời là có. Nhưng để xứng đáng ở vị trí bếp trưởng đó bạn cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Sau đây Cao đẳng du lịch Hà Nội sẽ chia sẻ những kỹ năng mà người bếp trưởng cần có.
Có đam mê với bếp núc
Không riêng gì nghề bếp, làm nghề nào cũng cần có niềm đam mê. Đặc biệt với người bếp trưởng. Họ vừa là người quản lý mọi chuyện trong bếp lại là người phải chiều khẩu vị của nhiều thực khách khác nhau. Khen chê đôi khi là điều khó tránh với nghề nấu ăn. Tuy nhiên cũng không nên vì điều này mà nản lòng. Nếu không có đam mê, bạn sẽ dễ dàng nhụt chí và tự đào thải mình ra khỏi môi trường này. Hơn thế nghề bếp cũng có nhiều vất vả khi đi làm sớm về, muộn hay thường xuyên phải đứng,…Chẳng đủ đam mê ẩm thực nấu nướng sao có thể kiên trì phấn đấu theo nghề.
Kỹ năng nghiệp vụ
Trở thành bếp trưởng rất khác so với đầu bếp mới vào nghề và những người nội trợ. Bếp trưởng phải là người có kỹ năng nghiệp vụ hơn người lại phải là người có nhiều kinh nghiệm. Để có được những kinh nghiệm đó không có cách nào khác là phải phấn đấu nỗ lực. Thế nhưng là bếp trưởng lại không thể thiếu những kiến thức căn bản. Mà để bổ sung những kiến thức này chỉ có thể là phải đi học ngành kỹ thuật chế biến món ăn. Học ngành này bạn sẽ được học các kỹ thuật nấu ăn và các kỹ thuật liên quan đến chế biến, kết hợp thực phẩm.
Duy trì tinh thần tập thể
Không gian bếp cũng giống như văn phòng công ty, bếp trưởng chính là xếp quản lý toàn bộ hoạt động của khu bếp. Quản lý các bếp chính, bếp phụ, cùng các nhân sự khác. Trong một môi trường không có sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu dù bếp trưởng giỏi cũng không thể mang lại hiệu quả trong công việc. Chỉ cần một sai lầm nhỏ ở bất kỳ công đoạn nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
Duy trì được tinh thần tập thể là yếu tố quan trọng trong những kỹ năng trở thành bếp trưởng chuyên nghiệp. Đặc biệt với người bếp trưởng, bạn cần tập cho mình tính khiêm tốn, tận tình, chan hòa với mọi người.
Có tính sáng tạo trong công việc
Trong bếp, nấu ăn là cả một nghệ thuật và người đầu bếp chính là một nghệ nhân. Với nghệ thuật nấu ăn sự sáng tạo được đánh giá rất cao. Càng ở vị trí cao như bếp trưởng kỹ năng sáng tạo càng quan trọng. Một món ăn dù ngon nhưng ăn mãi cũng sẽ gây ra sự nhàm chán. Do đó, bếp trưởng có nhiệm vụ phải tìm tòi, học hỏi nhiều kiến thức và tinh hoa của nhiều nền ẩm thực để đem lại khẩu vị mới mẻ cho thực khách.
Những kỹ năng khác
Ghi nhớ và vận dụng: Người bếp trưởng cần có một trí nhớ tốt, để thuộc tên, cách chế biến của từng công thức món ăn, nguyên liệu và gia vị. Ghi nhớ khẩu vị của từng vị khách quen sẽ giúp người đầu bếp có cách nấu phù hợp.
Kỹ năng lập kế hoạch: Muốn công việc được diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả bạn cần phải có một bản kế hoạch rõ ràng.
Quản lý tài chính: Để hoàn thành trách nhiệm kiểm soát được chi phí mua nguyên liệu và điều chỉnh được giá thành món ăn. Yêu cầu người bếp trưởng phải biết cách quản lý tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Kỹ năng giao tiếp: Giúp các bếp trưởng tiếp xúc với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng một cách tự tin và khéo léo.
Thật sự để trở thành bếp trưởng bạn cần có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Mà kinh nghiệm thì chẳng thể tự dưng mà có. Vì thế con đường duy nhất đến với vị trí bếp trưởng là đam mê nấu ăn theo học ngành kỹ thuật chế biến món ăn. Sau khi có kỹ năng cơ bản bạn sẽ kiếm được một công việc tốt và có thể tích lũy kinh nghiệm để lên các vị trí cao hơn.
Đăng ký học và nộp hồ sơ ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại phòng tuyển sinh Cao đẳng du lịch tại Hà Nội
ĐC: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
ĐT: 0933 827 837 – 02432 97 96 96